Bạn có nốt mụn cứng đầu trên ngực, cánh tay hoặc lưng mà thuốc trị mụn vẫn không hiệu quả? Có thể bạn đã bị mụn nấm. Tin tốt là mụn nấm không khó điều trị, cùng LVES giải quyết vấn đề nào!
1. Tìm hiểu mụn nấm
Để có thể điều trị mụn nấm, chúng ta phải tìm hiểu về nó, nhận diện và áp dụng phương pháp điều trị. Điều thú vị là tên gọi của nó làm mọi người bị nhầm lẫn đây là mụn do nấm gây ra. Thực chất nó không phải do nấm và thậm chí nó không được xem là mụn. Tình trạng mà mọi người thường gọi là mụn nấm thực chất là viêm nang lông malassezia (nhiễm trùng nang lông), được kích hoạt bởi một loại nấm men làm viêm các nang lông trên da & tạo ra các vết sưng giống như mụn. Loại nấm men này sống trên da là điều hoàn toàn bình thường, nhưng sự phát triển quá mức của nó sẽ dẫn đến bùng phát, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
Đây là phần khó khăn. Vì mụn nấm không thực sự là mụn, nên không có loại thuốc trị mụn nào có thể loại bỏ nó hoàn toàn. Điều này làm cho việc phân biệt hai loại này trở nên quan trọng hơn. Mặc dù mụn nấm có thể trông giống như mụn bọc thông thường của bạn, nhưng có một số điểm đáng chú ý như sau: Những nốt mụn thông thường thường xuất hiện trên mặt & có thể khác nhau về kích thước và hình dạng như mụn đầu trắng hay mụn đầu đen. Mặt khác, khi mụn nấm bộc phát thường là các đốm có mủ, đỏ xuất hiện ở ngực, lưng, vai cánh tay trên, lưng và hiếm khi xuất hiện ở mặt. Đáng chú ý nhất, các đợt bùng phát do nấm thường rất ngứa.
2. Nguyên nhân xuất hiện mụn nấm
Cũng giống như các loại mụn thông thường, có rất nhiều nguyên nhân khiến mụn nấm bùng phát. Một số loại thuốc hoặc các yếu tố môi trường có thể làm đảo lộn sự cân bằng vi khuẩn của bạn. Ví dụ, thuốc kháng sinh có thể làm cạn kiệt vi khuẩn trên da & nấm men có thể phát triển không được kiểm soát, dẫn đến mụn nấm. Hay việc mặc quần áo chật, không thoáng khí, hoặc tệ hơn là quần áo thấm mồ hôi sẽ tạo ra môi trường ẩm để nấm men sinh sôi. Thật không may ở một số người có đặc tính di truyền với sự phát triển quá mức của nấm men hoặc một số bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như tiểu đường,… cũng sẽ khiến mụn nấm xuất hiện thường xuyên hơn.
3. Cách điều trị mụn nấm
Bạn không thể trị mụn nấm bằng các sản phẩm trị mụn thông thường, thay vào đó sử dụng thuốc trị nấm để mang lại hiệu quả. Nếu bạn nghi ngờ mình bị mụn nấm, hãy thử dùng dầu gội trị gàu như một loại sữa tắm vì trong đó chứa các thành phần chống nấm như kẽm pyrithione hoặc selen sulfide, giúp cân bằng độ pH trên da và giảm nấm men trên da. Với bất kỳ sản phẩm trị nấm nào, điều quan trọng là để sản phẩm tiếp xúc với da của bạn một thời gian trước khi rửa sạch.
Các sản phẩm tương tự khác có chứa các thành phần hoạt tính cũng có thể làm được điều này. Hãy tìm một loại kem chống nấm có econazole nitrate, ketoconazole, hoặc clotrimazole thoa lên vùng da bị ảnh hưởng hai lần mỗi ngày. Không sử dụng thuốc kháng sinh bởi vì điều này có thể làm cạn kiệt vi khuẩn trên da và tạo điều kiện cho nấm men phát triển không kiểm soát. Nếu các phương pháp điều trị này vẫn không hiệu quả, hãy đến gặp bác sĩ da liễu khám và kê đơn. Đơn thuốc này thường sẽ có tác dụng nhanh hơn nhiều vì nó thâm nhập hiệu quả hơn vào nang lông.
4. Ngăn ngừa mụn nấm
Thật không may, luôn có nguy cơ tái phát mụn nấm sau khi điều trị. Mặc dù không có cách nào chắc chắn đạt hiệu quả 100%, nhưng có những phương pháp để ngăn chặn mụn nấm bùng phát. Thứ nhất, các loại dầu và kem dưỡng ẩm có thể làm cho tình trạng mụn nấm trở nên tồi tệ hơn vì tạo ra một môi trường ẩm cho phép nấm men phát triển. Lưu ý chọn các loại kem dưỡng ẩm cơ thể công thức nhẹ, hấp thụ nhanh vào da, không chứa dầu và không gây mụn. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí và tắm ngay sau khi tập thể dục hay đổ mồ hôi. Không cần phải tích cực điều trị mụn nấm, bạn vẫn có thể sử dụng dầu gội trị gàu thay cho sữa tắm thông thường mỗi tuần một lần như một biện pháp ngăn ngừa.
Nếu bạn cần đội ngũ LVES hỗ trợ. Chúng tôi luôn ở đây! Số điện thoại 0888876538 cũng nên nằm trong danh bạ của bạn vì nó thực sự hữu ích.